Hiện nay có rất nhiều phương pháp để xử lý nước sinh hoạt mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà như xây bể lắng, chưng cất, khử trùng nước, sử dụng máy lọc nước gia đình… Ưu, nhược điểm của từng biện pháp đó là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Xây bể lắng lọc nước

Đây là biện pháp phần lớn được áp dụng cho các hộ gia đình sử dụng nước giếng khoan. Do việc lắp đặt hệ thống lọc nước giếng khoan khá tốn kém, do đó nhiều gia đình chọn phương pháp thay thế là tự xây bể lắng lọc nước đơn giản tại nhà.

Bể lắng gồm có 3 bể lọc, bể lắng, bể chứa, giàn mưa và các lớp lọc. Có thể hình dung hệ thống bể lắng này như sau: Nước từ nguồn đi qua giàn mưa để oxy hóa các kim loại trong nước như sắt, nhôm, mangan, … tạo kết tủa của các kim loại này. Sau đó chảy xuống bể chứa, qua lớp cát đầu tiên để lọc bụi bẩn, kết tủa, phèn, … Tiếp theo nước sẽ thẩm thấu đến lớp lọc than hoạt tính. Lớp than này sẽ hấp thụ các chất độc hại và trung hòa các khoáng chất khó hòa tan trong nước. Cuối cùng, nước tiếp tục qua lớp cát, sỏi rồi chảy ra bể chứa nước sạch.

Ưu điểm của phương pháp này là giá thành rẻ, giúp bạn tiết kiệm được chi phí so với việc lắp hệ thống lọc nước giếng khoan. Bên cạnh đó bạn có thể tự chọn các vật liệu lọc phù hợp với khả năng của mình. Bạn cũng có thể dễ dàng nâng cấp, sửa đổi khi cần và việc khắc phục sự cố cũng trở nên thuận tiện hơn khi bạn đã quá hiểu hệ thống do tự tay mình xây nên.

Tuy nhiên, việc xây dựng hệ thống bể lắng cũng khá phức tạp nên sẽ tốn thời gian, công sức của bạn. Thêm nữa, bể lắng lọc này chỉ có khả năng làm mềm nước, nước sau lọc có thể vẫn còn một số hóa chất hữu cơ nên không dùng để uống trực tiếp được.

2. Sử dụng hóa chất để khử trùng nước

Là phương pháp sử dụng các hóa chất có chứa Cloramin B, T, hoặc Hypo-clorit canxi để diệt các vi khuẩn trong nước. Phương pháp này thích hợp dùng trong trường hợp khẩn cấp để khử trùng các thể tích nước nhỏ như bể chứa, chum, vại.

Một viên Cloramin B hoặc viên T 0,25g có thể khử khuẩn 25 lít nước. Nước sau khi khử trùng phải có nồng độ Clo dư là 0,3-0,5mg/L và phải được chứa trong bình chứa sạch đậy kín. Nước này cũng không thể uống trực tiếp nếu chưa được đun sôi.

3. Chưng cất

Chưng cất là quá trình đun nóng nước cho đến khi bốc hơi và thu lại hơi nước ngưng tụ đó trong một thùng nước sạch. Có thể nói đây là kỹ thuật lọc nước lâu đời nhất với khả năng loại bỏ hiệu quả các chất gây ô nhiễm trong nước như vi khuẩn, vi rút, hóa chất hữu cơ, … Nước được tạo ra sau quá trình này gọi là nước cất.

Tuy nhiên, yếu điểm của phương pháp này là cần rất nhiều năng lượng để vận hành, cũng như chiếm nhiều không gian. Thời gian chưng cất rất lâu và hệ thống chưng cất cũng phức tạp nên hiệu quả cũng không được cao.

4. Một số phương pháp khác

Ngoài các phương pháp trên còn có một số phương pháp xử lý nước sinh hoạt khác được biết đến như:

  • Khử trùng nước bằng cách đun sôi nước ở 100 độ C, sau đó để nước tiếp tục sôi trong 15 phút để khử các nha bào, trứng giun. Tuy nhiên biện pháp này chỉ nên sử dụng với nước đã qua xử lí ở nhà máy, nếu nguồn nước ô nhiễm nặng thì vẫn không đủ an toàn để sử dụng.
  • Dùng than hoạt tính được tạo ra từ vật liệu carbon để hấp phụ, loại bỏ các mùi khó chịu, clo, … trong nước. Mặc dù vậy, phương pháp này vẫn không đủ để lọc tuyệt đối các tạp chất mà cần kết hợp thêm các biện pháp xử lý khác. 
  • Khử trùng nhanh các vi khuẩn trong nước bằng bút chiếu tia cực tím. Tuy nhiên phương pháp này không hiệu quả trong việc loại bỏ các hóa chất.
  • Các nhà nghiên cứu tại Đại học Robert Gordon Scotland cũng đã phát hiện ra một phương pháp dùng 10 chủng vi khuẩn để khử độc tố microcystin trong nước, khiến cho nước trở nên an toàn và có thể uống được. Tuy nhiên phương pháp này khá khó để thực hiện tại nhà.
  • Phương pháp làm mềm nước, sử dụng công nghệ trao đổi ion để làm giảm độ cứng của nước (canxi, magie) cũng như các kim loại nặng trong nước. Tuy nhiên phương pháp này lại không loại bỏ được vi khuẩn hay vi sinh vật.

Có thể thấy, mỗi phương pháp trên đây đều có nhược điểm nhất định, do đó các phương pháp này ít được sử dụng, hoặc nếu sử dụng thì phải kết hợp với các biện pháp hay quy trình lọc nước khác để cho hiệu quả tối ưu.

5. Sử dụng máy lọc nước gia đình – phương pháp tối ưu cho nguồn nước sinh hoạt

Phương pháp hàng đầu và được mọi người ưu tiên sử dụng hiện nay tất nhiên là máy lọc nước. Đối với máy lọc nước gia đình, có 3 công nghệ lọc phổ biến mà mọi người cần biết: công nghệ RO, công nghệ Nano, và công nghệ tạo nước ion kiềm đang rất hot dạo gần đây.

Công nghệ lọc RO

Công nghệ lọc RO sử dụng màng lọc thẩm thấu ngược với kích thước khe lọc cực kỳ nhỏ 0.0001 micromet giúp lọc sạch vi khuẩn, tạp chất, vi sinh vật, … trong nước. Cho ra nước tinh khiết đến 99% và có thể uống trực tiếp. Công nghệ lọc này cũng không kén nguồn nước, tất cả các loại nước đều có thể được lọc sạch bởi máy lọc nước công nghệ RO nên không phải đắn đo nhiều khi sử dụng.

Tuy nhiên trong quá loại bỏ vi khuẩn và các chất độc hại trong nước, công nghệ lọc RO cũng vô tình lọc đi các khoáng chất có lợi cho cơ thể, do đó khi chọn mua máy lọc nước RO nên chọn loại có lõi tạo khoáng để bổ sung các khoáng chất. Thêm một nhược điểm nữa là máy lọc RO sử dụng điện để hoạt động và lượng nước thải ra sau lọc khá lớn nên sẽ gây lãng phí.

Công nghệ lọc Nano (NF)

Nano là công nghệ lọc nước dựa vào áp lực đẩy nước tự nhiên qua các lõi lọc nên không cần tiêu tốn năng lượng để hoạt động. Màng lọc Nano có kích thước lớn hơn so với RO – 0.001 micromet, nên có thể giữ lại được các khoáng chất tốt cho cơ thể sau khi lọc. Hơn nữa máy lọc nước Nano thường không chiếm nhiều diện tích, không có nước thải và nước sau lọc có thể uống trực tiếp.

Nhược điểm của công nghệ lọc Nano là màng lọc kích thước lớn nên công suất lọc thường không cao, không lọc được nhiều. Đồng thời do màng lọc lớn nên công nghệ này kén nguồn nước, phải là nguồn nước sạch, không phải là các nguồn nước phèn, lợ, … thì máy lọc mới có hiệu quả.

Công nghệ lọc nước ion kiềm

Máy tạo nước ion kiềm hoạt động theo nguyên lý điện phân gồm hai giai đoạn: Giai đoạn lọc và Giai đoạn tạo ion kiềm. Ở giai đoạn lọc, nước sẽ được lọc qua nhiều lõi lọc giúp loại bỏ các chất độc hại như chì, clo, gỉ sắt, kim loại,các tạp chất, vi khuẩn… Nước lọc rất sạch và vẫn giữ lại được các khoáng chất tự nhiên cần thiết cho cơ thể như canxi, magie, natri, kali… Ở giai đoạn tạo ion kiềm, máy sử dụng nguyên tắc điện phân và các tấm điện cực để tách các phân tử nước thành hai nhóm: nhóm nước ion kiềm và nhóm nước ion axit. Kết thúc quá trình này, máy tạo nước ion kiềm sẽ tạo ra nguồn nước ion kiềm giàu hydro cực kỳ tốt cho sức khỏe, với việc loại bỏ hoàn toàn các chất độc hại trong nước và giữ lại được các khoáng chất tự nhiên.

Tuy nhiên máy lọc nước ion kiềm thường sẽ có giá thành cao và nguồn nước đầu vào cũng cần đạt chuẩn thì máy mới thực sự hiệu quả. Dù sao thì công nghệ tạo nước ion kiềm vẫn là công nghệ lọc nước được hàng đầu hiện nay vì nhược điểm của nó hầu như không đáng kể so với ưu điểm.

Ngoài ra, còn một công nghệ lọc gần đây cũng được biết đến là công nghệ UF. Công nghệ này cũng giữ được các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, tiêu tốn ít điện năng và không tạo ra nước thải. Tuy nhiên công nghệ này không thể loại bỏ các chất rắn hòa tan trong nước, do đó không phù hợp với nước cứng. Như vậy thì cặn bẩn đọng lại lâu ngày ở đáy cốc lọc có thể gây tắc nghẽn đầu lọc, ảnh hưởng đến chất lượng nước.

Lời kết

Có rất nhiều phương pháp xử lý nước sinh hoạt như đã nêu ra trên đây, nhưng an toàn và hữu hiệu nhất vẫn là nên sử dụng máy lọc nước gia đình. Nổi bật trên thị trường hiện nay là dòng máy lọc nước ion kiềm Kangen đến từ Nhật Bản mà bạn có thể tham khảo. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây có thể giúp bạn đưa ra đánh giá và lựa chọn được phương pháp xử lý nước phù hợp nhất cho gia đình.